Van Dap Tinh Do 18

Niem Den Cung

204. Van Dap Tinh Do 18

96- Hỏi: Tu Tịnh nghiệp có cần phá ngã chấp không, nếu cần thì phá bằng cách nào?

Đáp: Ngã chấp là nguồn gốc sanh bất thiện pháp, cần phải phá chứ!

Nhưng không phải dễ, phá được ngã chấp thì đắc quả A-la-hán rồi. Phàm phu chúng ta niệm ngã tương tục, không ngừng nghỉ sát na nào cả, bởi vậy khi gọi đến tên là cái ta có mặt liền.

Hành giả Tịnh nghiệp, niệm Phật để dẹp trừ niệm ngã. Hạt giống danh hiệu Phật chuyển hóa (giủa mòn) hạt giống ngã chấp tiềm phục trong tạng thức.

Hành trì đến khi đạt Nhất tâm bất loạn, thì tự nhiên phá được ngã chấp.

 

Niệm Phật bằng ý, để chuyển ý thức thành Diệu quan sát trí, kế tiếp chuyển Mạt na thức thành Bình đẳng tánh trí. Đó là phá tận gốc ngã chấp và pháp chấp.

97- Hỏi: Chân tướng người niệm Phật không được vãng sanh là sao?

Đáp: Liên tông Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư dạy:

“Chân tướng” của người niệm Phật không được vãng sanh như sau:

1- Ngay trong một ngàn người niệm Phật thì có hơn chín trăm chín mươi chín người giả niệm Phật. Thường ngày chúng ta niệm Phật, tâm miệng không đồng nhau, giả tín, hư nguyện, trong tâm luôn quyến luyến vướng bận, tuyệt đối chẳng phải vì việc lớn sanh tử, mà chỉ là vì lợi ích thế gian; khi vừa đến cửa ải sanh tử, thì nhìn không thấu, buông bỏ không đƣợc, lo lắng đầu này, dính mắc đầu kia, cho nên tuyệt đại đa số người niệm Phật đem của báu giá trị liên thành, chỉ để đổi thành một cục đường. Do đó niệm Phật chỉ thành phước báu trời người, tạo thành oan nghiệp cho đời thứ ba, mãi mãi ở trong luân hồi, chịu khổ không cùng.

2– Chúng sanh đời nay phần nhiều chướng nặng tâm thô, thức thần tán động, mà cảnh rất tế diệu, nên quán tưởng khó thành. Vì thế đức Phật xót thương, khuyên thẳng nên xưng danh hiệu. Chính vì xưng danh hiệu là hạnh dễ làm, nếu cứ giữ mỗi niệm nối nhau tu như thế suốt đời, thì mười người niệm, mười người được vãng sanh, trăm người tu, trăm người về. Tại sao thế?

Vì không duyên tạp bên ngoài, nên dễ được chánh niệm. Vì hợp với bản nguyện của Phật. Vì không trái với Kinh giáo. Vì thuận theo lời Phật và chư Thánh chỉ dạy.

3– Nếu bỏ chuyên niệm mà tu xen tạp những hạnh khác, thì trong trăm ngàn người chỉ hy vọng được ba bốn người vãng sanh. Bởi tại sao? Vì duyên tạp loạn động khiến cho mất chánh niệm. Vì không hợp với bản nguyện của Phật A-di-đà. Vì trái với Kinh giáo và lời dạy của chư Phật, chư Thánh. Vì sự hệ niệm không nối tiếp nhau. Vì tâm không thường nhớ Phật. Vì tuy hành đạo mà thường tương ứng với danh lợi. Vì thích theo duyên tạp, làm chướng chánh hạnh vãng sanh của mình và người.

4- Gần đây, hàng đạo tục kiến giải không đồng, kẻ thích chuyên tu, người ưa tạp hạnh. Xin khuyên nhắc: Nếu chuyên niệm Phật, mười người niệm, mười người được vãng sanh. Như tạp tu mà không chí tâm, thì trong ngàn người khó mong được một. Nguyện tất cả mọi người đều nên chín chắn tự suy xét kỹ!”.

Nói chung người tu còn có mười hai (12) điều làm chướng ngại không vãng sanh.

– Tin không hết lòng.

– Phát nguyện không tha thiết.

– Làm không hết sức.                                              

– Niệm không đúng cách.

– Nhìn không thấu, buông bỏ không được.

– Tâm còn duyên quá nhiều việc đời.

– Chẳng nhàm chán Ta Bà, chẳng ưa thích Tịnh Độ.

– Ham học rộng hiểu nhiều về đời và đạo.

– Thích ngâm nga phân tâm (thích ca nhạc, ngâm thơ).

Tán ngẫu, nói chuyện phím (thị phi).

– Nghiệp chướng quá sâu dày.

– Không chuyên tu (không được nhất tâm).

Vậy, muốn được bảo đảm vãng sanh, thì phải Lão thật niệm Phật, đạt Bất niệm tự niệm.

Nam-mô Công Đức Lâm Bồ-tát Ma-ha-tát.

Nam-mô A-di-đà Phật

Cổ đức dạy:

Sông ái rộng ngàn thƣớc 

Biển khổ muôn trùng sóng

Muốn thoát luân hồi khổ

Hãy mau niệm Di Đà

Một câu Di Đà, Không niệm gì khác

Không nhọc khảy tay, Liền đến Phương Tây (Cực Lạc

 

98-Hỏi: Niệm Phật Vô tướng là sao?

Đáp: Niệm Phật Vô tướng là niệm Pháp thân Phật, cũng gọi là Thật tướng niệm Phật. Tức là nhập vào đệ nhất nghĩa tâm, là niệm tánh Phật bản lai của chính mình. Đây là quán pháp thân thật tướng của Phật, kết quả sẽ chứng được Chân như tam-muội. Pháp này dành cho bậc Thượng căn thượng trí, thuộc về Thiền tông, nhưng cảnh giới do tâm Thiền hiển lộ nên cũng nhiếp về Tịnh Độ. Nhưng nói đến phương tiện vãng sanh, Thật tướng niệm Phật vẫn chƣa chánh thức thuộc Tịnh Độ, như ý nghĩa ba Kinh mà Đức Thế Tôn chỉ dạy. Do vậy, chư Tổđề cập cho rộng thêm về nghĩa lý, mà không rộng tuyên hóa để khuyên người tu. 

Nếu cần tham cứu thêm, kính xin liên hữu hãy đọc quyển Niệm Phật Vô tướng nguyên tác Hoa văn của Tiêu Bình Thật cư sĩ, cư sĩ Hạnh Cơ dịch ra Việt văn

99-Hỏi: Niệm Phật Vô tướng là niệm Pháp thân Phật, còn quán tưởng niệm Phật thì sao?

Đáp: Quán tưởng niệm Phật là niệm Báo thân Phật tức là quán tưởng y báo, chánh báo cõi Cực Lạc. Cụ thể là tu mười sáu (16) phép quán tưởng mà Đức Thế Tôn dạy trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ. Kết quả đắc quán Phật tam-muội. 

Thứ nhất quán: mặt trời, kế đến quán nước, đất… Thứ chín quán: chân thân Vô Lượng Thọ Phật. Phép quán cuối cùng, phép thứ mười sáu (16) là xưng danh hiệu Phật.

Điều đặc biệt ở đây là, Kinh này dạy quán tưởng, thế mà ở đoạn kết thúc, Phật không phó chúc quán tưởng mà lại phó chúc thọ trì danh hiệu Phật. 

Liên tông Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư dạy: “Tâm chúng sanh thô, cảnh quá vi tế, nên quán tưởng khó thành tựu”. Do vậy, Ngài tuyên hóa rộng rãi pháp trì danh niệm Phật.

100-Hỏi: Còn trì danh niệm Phật thì sao?

Đáp: Trì danh niệm Phật là niệm Hóa thân Phật. Pháp này được Đức Thế Tôn dạy trong Kinh A-di-đà và Kinh Vô Lượng Thọ, được tất cả chư Tổ Tịnh Độ hoằng dương rộng rãi. Đây là pháp dễ tu, dễ chứng, hợp thời cơ nhất. Kết quả đắc niệm Phật tam-muội, liền được thấy Phật A-di-đà và Thánh chúng ở Cực Lạc. Hiện đời là Đại Bồ-tát, khi vãng sanh quyết định ở vào Thượng phẩm. Gọi là ở vào Sơ địa Bồ-tát. Sơ địa Bồ-tát có thể hiện một trăm thân Phật ở một trăm thế giới không có Phật để độ sanh. 

Niệm Phật tam-muội ngang với Minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ của Thiền.

Thời mạt pháp dù không đắc được niệm Phật tam-muội, thì cũng có thể đạt Bất niệm tự niệm bảo đảm vãng sanh.

Trong Quán Niệm Môn, Liên tông Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư nói: “Hành giảmỗi ngày niệm Phật ba vạn câu trở lên là hành nghiệp Thượng phẩm thượng sanh”. Người niệm Phật đạt Bất niệm tự niệm sâu, mỗi ngày tự niệm từ sáu vạn đến mười hai vạn câu Phật hiệu, vậy là đã vượt quá mức ấn định trên rồi.

Dù không đạt được Bất niệm tự niệm, qua quá trình tu tập, nếu hành giả huân tập nhiều chủng tử Phật ở tạng thức, trước giờ phút lâm chung được Ban hộ niệm trợ lực, hành giả chỉ cần niệm một câu A-di-đà Phật liền được Phật tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. 

Vãng sanh Cực Lạc liền ở ngay ngôi vị bất thoái, một đời thành Phật, nên nói:

Vãng sanh tức thành Phật.

Trich Tinh Do Thuc Hanh Van Dap

Thich Minh Tue

 

 

Viết một bình luận