Van Dap Tinh Do 24

234.Van Dap Tinh Do 24

126- Hỏi: Từ ý trì ở sách này nói và tâm niệm ở sách khác nói, có khác nhau không? Nếu không, tại sao phải dùng hai từ khác nhau vậy?

 

Đáp: Từ “ý trì” ở đây và từ “tâm niệm” ở các sách không khác nhau mà là một. Lý do chúng tôi không dùng từ tâm niệm mà dùng ý trì như sau:

1/ Từ “Tâm niệm” dễ lẫn lộn, lầm hiểu là quan niệm.

2/ Chữ “tâm” quá trừu tượng, nghĩa quá rộng lớn. Theo Duy thức học, có tám tâm vương, năm mươi mốt tâm sở, không biết phải dùng tâm nào?

3/Trong sách “Tuyết Hư Lão Nhân Tịnh-độ Tuyển Tập” Ngài Lý Bỉnh Nam nói: “Ý trì vẫn có tiếng”. Ngài minh xác hai điều:

– Ý trì là một pháp trong những pháp trì danh.

– Niệm bằng ý vẫn có tiếng (đập tan mọi hiểu lầm của nhiều người cho rằng không có tiếng).

4/ Đe phan biệt tiến trình hành trì qua hai giai đoạn:

  1. Ban đầu dùng ý (ý thức là tâm vương thứ sáu) để niệm, huân tập thuần thục sẽ được “Nhập tâm”.
  2. Huân trưởng mức nhập tâm sâu, đạt “Bất niệm tự niệm”. Lúc bấy giờ A-lại-da-thức (Tâm vương thứ 8) tự động nó niệm (cũng gọi là Tự tánh niệm, Tâm niệm). Như vậy thì tâm niệm là giai đoạn sau cùng.

Chú ý: Từ Tâm niệm có hai cách hiểu khác nhau:

1/ Tâm niệm là dùng tâm để niệm Phật (xưng danh hiệu Phật). Đây là cách tôi nghĩ, cùng ý trì là một.

2/ Tâm niệm là dùng tâm để nhớ (quán) sắc thân Phật, hay trí thân Phật (pháp quán tưởng). Như vậy, “tâm niệm” khác với ý trì.

127- Hỏi: Nhất tâm, Nhất niệm, Thành Khối giống hay khác nhau?

Đáp: Xin trình bày rõ như sau:

1- Định nghĩa:

-Nhất tâm là một lòng. Nhất tâm niệm Phật là một lòng niệm Phật, không có lòng làm gì khác.

Như đang niệm Phật mà còn nghĩ đến việc gì khác thì không phải nhất tâm mà là nhị tâm.

-Nhất niệm là chỉ có một niệm duy nhất thôi.

Như đang niệm Phật A Di Đà mà niệm Phật Dược sư, thì không phải nhất niệm mà nhị niệm.

Như A-di-đà Phật là bốn chữ rời rạt (có kẻ hở giữa các chữ). A-di-đà Phật, A-di-đà Phật là hai câu rời rạc có kẻ hỡ giữa hai câu. Thành khối là dồn bốn chữ lại thành như một chữ (không kẻ hỡ). Các câu cũng thế, dồn các câu khắn khít lại với nhau không còn kẻ hỡ ở giữa các câu.

Ba nhóm từ trên khác nhau về về danh tự, nhưng đồng một hiện tượng (ý nghĩa).

2-Ý nghĩa:

  1. Cạn (hẹp): Nhất tâm, Nhất niệm, Thành khối có số lượng, có thời gian hạn định, như:

Niệm một câu A-di-đà Phật mà không có gì khác xen vào, không có kẻ hở, (không xen tạp, không gián đoạn) gọi là Nhất tâm hay Nhất niệm hay thành khối một câu.

Niệm mười câu Phật hiệu mà không xen tạp, không gián đoạn gọi là Nhất tâm, hay Nhất niệm hay Thành khối mười câu.

Niệm Phật năm phút, mười phút, một giờ, mười giờ không xen tạp, không gián đoạn gọi là Nhất tâm, Nhất niệm, hay Thành khối năm phút, mười phút, một giờ, mười giờ. v.v… và v.v

  1. Sâu (rộng): Nhất tâm, Nhất niệm hay Thành khối không hạn định số lượng câu (vô lượng), không hạn định thời gian (toàn thời gian).

Nhất tâm bất Loạn và Thành Một Khối ý nghĩa cạn, sâu cũng tương tự.

 

128- Hỏi: Niệm Phật là huân tập chủng tử vào tạng thức cho đến khi nào nó đầy tràn sẽ khởi hiện hành. Khi tiếp tục huân tập thêm mãi mãi cho nó tràn mãi để nó khởi hiện hành liên tục, phải không thưa Thầy?

Đáp Tang  thức không hình tướng làm gì có việc “đầy tràn”. Mà hễ “đầy tràn” rồi, huân tập thêm nữa, làm sao vào được (vì không chỗ chứa), có cố thêm nữa cũng tràn ra thôi. Như vậy huân tập chỉ vô ích mà thôi.

Việc “đầy tràn” này, để cho dễ hiểu, tôi xin thí dụ: Nhỏ nước vào lu cho đến khi nào lu đầy nước (chủng tử nhiều trong tạng thức). Khi ấy tự nhiên (bắt buộc) nước phải tràn (tự nhiên chủng tử khởi hiện hành). Đó là một hiện tượng tự nhiên không có gì gọi là mầu nhiệm cả.

Niệm Phật là huân tập chủng tử Phật vào Tạng thức, cho đến khi nào nhiều, chủng tử sẽ khởi hiện hành, và tiếp tục huân tập thêm (huân trưởng) cho chủng tử càng lớn mạnh, để chủng tử khởi hiện hành liên tục.

129- Hỏi: có người nói: “Người tu niệm Phật phần đông tu trên các căn, phải tu trên linh hồn mới thật tốt”. Vậy cách tu đó như thế nào?

Đáp: Đại thừa Phật giáo không chấp nhận từ linh hồn. Vì người đời thường nói linh hồn là thường hằng bất biến, nghĩa là linh hồn con người sẽ vĩnh viễn đầu thai làm người, linh hồn con chó sẽ vĩnh viễn đầu thai làm chó (thường hằng, bất biến). Kinh Phật dạy: “Tất cả các pháp vô thường, biến chuyển không ngừng (hằng chuyển), là không…”.

Về từ “linh hồn”, nhà Phật thay thế bằng từ khác cho hai trường hợp khác nhau như sau:

  1. Đối với người chết: Vong linh (dành cho người chưa thọ Tam qui), hương linh (dành cho Phật tử đã thọ Tam qui), giác linh (dành cho các vị Tỳ kheo đã thọ cụ túc giới
  2. . Đối với người còn sống: Tâm, Phật tánh, tự tánh, tạng thức, bản lai diện mục…Theo Tịnh Độ tông, trì danh có hai cách: Sự trì và lý trì. Còn việc tu trên các căn hoặc trên linh hồn mà liên hữu hỏi, có phải là sự trì và lý trì hay không, Minh Tuệ không rõ, nên xin miễn góp ý.

130- Hỏi: Vậy, sự trì và lý trì là the nao  ?

Đáp:

1/ Người Sự trì là người tin có Phật A-di-đà ở Tây phương thật sự, nhưng mà chưa hiểu được suốt thế nào là “Tâm mình tạo tác ra Phật, tâm mình chính là Phật”; chỉ có cái tâm quyết chí phát nguyện cầu sinh sống ở Tịnh Độ thôi, cho nên lúc nào cũng như con thơ nhớ mẹ, không lúc nào tạm quên.

2/ Người Lý trì là người tin rằng Phật A-di-đà ở Tây phương là Phật đã sẵn có ở trong tâm mình, là Phật do tâm mình tạo ra, thì mình lấy ngay cái danh hiệu Phật lớn lao sẵn có ở trong tâm mình và do tâm mình tạo ra ấy, để làm cảnh giới buộc tâm mình vào đấy, khiến cho nó khó quên (tuy Lý trì mà vẫn chẳng bỏ Sự 

Trich  Tinh Do Thuc Hanh Van  Dap

Thich Minh Tue

 

Viết một bình luận