Câu hỏi 382. : Nhất thừa là gì?
Hỏi:
Nhất thừa là gì? Xin Thầy giải thích cho con rõ, con thành
kính tri ân Thầy.
Đáp:
“Nhất Thừa” là con đường duy nhất để thành Phật, là giáo
pháp tối cực viên đốn.
“Thừa” là cỗ xe, thường được ví với giáo pháp của Phật.
Giáo pháp có khả năng chuyên chở hành nhân đến được bờ
Phần 1: Vấn Đáp – Mục A: Phật Pháp Tổng Quát
61
kia Niết Bàn, nên gọi là Thừa. “Nhất Thừa” là đạo cùng tột,
không hai, là Ðệ Nhất Nghĩa thừa, nên gọi là Nhất.
Kinh Pháp Hoa chuyên dạy về lý Nhất Thừa, phẩm
Phương Tiện của kinh ấy có câu: “Trong cõi Phật mười
phương chỉ có pháp Nhất Thừa, cũng chẳng có hai hay ba
thừa, trừ phi Phật phương tiện [mà] nói như vậy”. Kinh còn
dạy: “Chỉ có một sự thật này, hai thứ kia chẳng phải là
Chân”. “Thừa” là hạnh dùng để hóa độ chúng sanh. Hạnh
này có khả năng chuyển tải chúng sanh qua bờ bên kia, nên
gọi là “Thừa”. Do hóa độ, nên có nhiều thừa, nhưng thật sự
những “thừa” ấy chẳng khác nhau. Bởi vậy mới nói là một.
Chỗ tột cùng của lý Nhất Thừa được gọi là “cứu cánh Nhất
Thừa”.
Các vị đại Bồ Tát cõi Cực Lạc bi thệ sâu rộng, tuy sống
trong Cực Lạc, nhưng vì thương xót chúng sanh nên bèn thị
hiện trong tam giới sanh tử, trụ bình đẳng huệ, siêng gắng
tu tập. Bởi vậy, kinh mới nói: “Ở trong Tam giới, bình đẳng
siêng tu, rốt ráo Nhất Thừa, đến bờ giác kia”. Các Bồ Tát
ấy hiểu thấu lý Thật Tướng Nhất Thừa một cách rốt ráo, đạt
đến bờ kia Niết Bàn cực quả. “Niết Bàn cực quả” là quả tột
cùng của Niết Bàn, tức là vô thượng quả giác chí cao, rốt
ráo thành Phật vậy.
Câu 32: Thế nào là “thân phần đoạn sanh tử” và “thân
biến dịch sanh tử”?
Hỏi:
Thế nào là “thân phần đoạn sanh tử” và “thân biến dịch
sanh tử”?
Lá Thư Cực Lạc – Thích Minh Tuệ
62
Đáp:
Thân sanh tử của chúng sanh trong ba cõi được gọi là
“Thân phần đoạn sanh tử”. Do quả báo sanh tử, chúng
sanh trong ba cõi chiêu cảm thân tướng và thọ mạng dài
ngắn khác nhau, nên gọi là “phần đoạn sanh tử”.
“Thân biến dịch sanh tử” là thân không có hình sắc hơn
kém, không có thời hạn thọ mạng dài ngắn và đang trong
quá trình diệt dần mê tưởng, tăng dần chứng ngộ từ thấp
đến cao. A La Hán, Bích Chi Phật và Bồ Tát đã đoạn hết
chướng hoặc, không còn thọ thân phần đoạn trong ba
cõi, nhưng lại dùng thân biến dịch để trở vào ba cõi tu
hạnh Bồ Tát trong suốt một thời gian dài để mong đạt
đến Vô Thượng Bồ Ðề.
Câu hỏi 33: Phước huệ song tu cách nào tiện lợi nhất
Hỏi:
Hàng cư sĩ chúng con phước huệ song tu cách nào tiện lợi
nhất? Mong Thầy chỉ bảo cho chúng con rõ.
Đáp:
Liên Tông Tứ Tổ Pháp Chiếu đại sư viếng Ngũ Đài sơn
được Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ tát trực tiếp dạy: “Nay ông
niệm Phật thì chính là đúng thời, trong các hành môn để tu
không có môn nào hơn được Niệm Phật Cúng dường Tam
Bảo, phước huệ song tu, hai môn này là đường tắt trọng
yếu nhất. Trong kiếp quá khứ, ta do Niệm Phật Cúng
dường mà đắc Nhất Thiết Trí. Ông nên niệm Phật A Di Đà
liên tiếp chẳng để gián đoạn thì khi mạng chung quyết định
vãng sanh, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển. ”
Phần 1: Vấn Đáp – Mục A: Phật Pháp Tổng Quát
63
Vậy thì cách phước huệ song tiện lợi nhất là Niệm
Phật A Di Đà và cúng dường Tam Bảo (Phật Pháp Tăng).
Câu hỏi 34: Nguyện hồi hướng công đức
Hỏi:
Con thường nguyện: “Nguyện đem công đức này hồi
hướng cho tất cả chúng sanh cùng con đều trọn thành Phật
đạo”, con nguyện như vậy có đúng không, thưa Thầy?
Đáp:
“Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả chúng
sanh cùng con đều trọn thành Phật đạo”.
1- Nguyện trọn thành Phật đạo là tốt, nhưng bao giờ mới
thành Phật đạo? Kinh Phật dạy muốn thành Phật phải tu trải
qua ba đại A tăng kỳ kiếp (một A tăng kỳ kiếp là số 1 trước
47 số 0).
– A tăng kỳ kiếp thứ nhất tu Tam hiền là Thập Trụ, Thập
Hạnh và Thập Hồi Hướng;
– A tăng kỳ kiếp thứ hai tu từ Sơ địa đến Thất địa;
– A tăng kỳ kiếp thứ ba tu từ Bát địa đến Diệu Giác
(Thành Phật).
2- Nếu “Nguyện đem công đức này hồi hướng cho tất cả
chúng sanh cùng con đều vãng sanh Cực Lạc Quốc, trọn
thành Phật đạo” thì càng tốt hơn. Tại sao? Vì vãng sanh
Cực Lạc Quốc thì liễu sanh thoát tử, vô lượng thọ, bất thối
chuyển, tu một đời thành Phật (nhanh chóng hơn).
Lá Thư Cực Lạc – Thích Minh Tuệ
64
Câu hỏi 35: Thờ hình tượng Phật nào?
Hỏi:
Có bạn đồng tu khuyên con nên thờ tượng Phật A Đi Đà
tiếp dẫn, không nên thờ tượng Phật ngồi thiền và chỉ một
loại tượng mà thôi, vì nếu như trong nhà để nhiều tượng
Phật với màu áo hay gương mặt khác nhau, đến khi lâm
chung mình sẽ không biết phải đi theo vị Phật nào.
Đáp:
1- Trên nguyên tắc chỉ thờ hình tượng nào mình thích nhất,
mình nhìn hay quán một hình duy nhất dễ nhập tâm hơn,
nhiều hình quá dễ bị loạn. Thờ tượng Phật A Đi Đà tiếp
dẫn hay thờ tượng Phật ngồi thiền, tượng nào cũng được,
thờ tượng nào mình thích nhất.
2- “Khi lâm chung mình sẽ không biết phải đi theo vị Phật
nào”.
Tuy rằng chỉ thờ duy nhất một tượng Phật A Di Đà nhưng
nếu mình cũng thích những hình tượng Phật A Di Đà khác,
vẫn có thể treo những hình tượng này ở phòng thờ Phật.
Chớ chấp trước!
Hình tượng nào mình thích nhất, dù chưa nhập tâm, nhưng
vẫn có ấn tượng hình tượng ấy trong Tạng thức, nên khi
lâm chung hình tượng ấy sẽ hiện ra tiếp dẫn m

Viết một bình luận