Van Dap Tinh Do 53

 

 

 

 

429.Van Dap Tinh Do 53

 

 

 

 

Câu hỏi 116: Cách ” Kiến Tánh của người tu theo Tịnh Độ Tông.
Nhà thiền nói: Trực chỉ chơn tâm, Minh tâm kiến Tánh
thành Phật. Vậy Tịnh độ có cần kiến Tánh thành Phật
Không thưa thầy?
Đáp:
1- Nhà thiền dạy: “Trực chỉ chơn tâm, kiến Tánh thành
Phật”, nghĩa là chỉ thẳng (không lòng vòng) vào tâm chân
thật (chơn như bản tánh); nhận ra được bản tánh rồi thành
Phật.
– Thiền Tông thuộc Pháp Tánh Tông (lý) chủ trương từ
cửa không (vô môn = tất cả đều không, Bát Nhã) mà vào
Đạo.
Hành giả Thiền Tông tu chỉ là tọa thiền dùng tâm không
để dẹp trừ vọng niệm vọng tưởng, Tu quán là quán sát tận
nguồn gốc của vấn đề để thấu hiểu chân lý; hoặc khán
thoại đầu, tham công án v.v…
– Không phải thấy Tánh là thành Phật liền đâu, phải tu
thêm một thời gian dài dẹp trừ tập khí.

2- Tịnh độ Tông thuộc Pháp Tướng Tông (sự) chủ trương
từ cửa có (hữu môn = Tất cả đều có, có Cực Lạc, có Phật A
Di Đà, có vãng sanh…) mà vào Đạo.
Hành giả Tịnh Độ dùng câu Phật hiệu dẹp trừ vọng niệm
vọng tưởng, (tu chỉ của Thiền), tai lắng nghe rành rẽ rõ
ràng danh hiệu Phật, là tu quán của thiền. Niệm Phật được
sự Nhất Tâm Bất Loạn ngang đắc định của Thiền, đạt lý
Nhất Tâm Bất Loạn ngang với minh Tâm Kiến Tánh của
Thiền.
3- Tóm lại hành giả Tịnh độ vẫn cần kiến Tánh như Thiền
Tông nhưng hành trì bằng cách của Tịnh độ Tông (Niệm
Phật). Thiền Tông thì tu quán.
4- Nói chung, thời Mạt pháp này tu thiền không thành tựu,
không đạt nổi Minh Tâm Kiến Tánh (Tượng Pháp Quyết
Nghi kinh). Dù kinh nói: Thời Mạt Pháp tu Tịnh độ thành
tựu, nhưng hiện nay ta đi sâu vào Thời Mạt Pháp hơn một
ngàn năm rồi. Càng đi sâu vào Thời Mạt Pháp đức trí
chúng sanh càng hạ liệt, do vậy hiện nay không thấy một ai
đắc được lý Nhất Tâm Bất Loạn (Minh Tâm Kiến Tánh).
5- Vậy thì, trước mắt hành giả Tịnh độ nỗ lực tinh tấn niệm
Phật đạt Bất Niệm Tự Niệm bảo đảm Vãng sanh Cực Lạc
(sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng
Sanh). Vãng sanh rồi sẽ Kiến Tánh thành Phật sau.

Câu hỏi 117/ Con sợ mình tội nặng quá, công phu Niệm
Phật quá ít, Phật sẽ không rước con vãng sanh. Bây giờ
con phải làm như thế nào?
Bạch Thầy con biết nghiệp con nặng lắm. Con không muốn
nghĩ ác, làm ác, thế mà những ý niệm xấu ác thường xuất
hiện, nó đeo đẳng con mãi, vậy con phải làm sao?
Có người nói như vậy sẽ không được vãng sanh, con sợ
quá! Vậy con phải làm sao thưa Thầy? Mặc khác, nếu con
được vãng sanh thì nghiệp có theo con không? Nếu nó vẫn
bám chặt con, quấy phá con, làm sao con tu thành Phật
được? Kính xin Thầy từ bi giải thích cho con rõ, đồng thời
chỉ cách con tu.
Đáp:
1- Đạo hữu tự biết mình nghiệp nặng, không muốn nghĩ ác,
làm ác là tốt lắm rồi.
2- Trong Tạng thức (thức thứ tám) của tất cả phàm phu
chúng ta, ai ai cũng có chất chứa nhiều chủng tử xấu ác.
Khi tâm vọng động, chúng liền khởi hiện hành (xuất hiện,
vọng ác niệm). Liên tông Bát Tổ Liên Trì đại sư dạy:
“Vọng niệm là bệnh, niệm Phật là thuốc, muốn hết bệnh là
phải uống thuốc Di Đà (niệm Phật Di Đà)”. Chư Tổ dạy:
“chẳng sợ niệm khởi chỉ sợ giác chậm”, nghĩa là không sợ
niệm khởi (xuất hiện), mà chỉ sợ mình quên niệm Phật.
Tâm một lúc không thể làm hai việc, hễ tâm niệm Phật thì
vọng niệm tự mất và ngược lại khi ta lơ là không nhiếp tâm
để niệm Phật thì vọng niệm tuôn trào.
3- Đừng sợ mất phần vãng sanh.
Di huấn của Pháp Nhiên Thượng nhân (Sơ Tổ Tịnh Độ
Tông Nhật Bản) nói: “Tuy tội chướng xin chớ nghi, dù tội
nặng (ngũ nghịch, thập ác) vẫn được cứu, Hạnh tuy ít xin
chớ nghi, một niệm, mười niệm đã đủ”.
Ngài cũng dạy: “Vãng sanh là việc của Phật làm (đây là
bổn phận của Ngài, nếu Ngài không tiếp dẫn là Ngài trái
với bổn nguyện, Ngài đâu thể thành Phật, mà kinh A Di Đà
nói Ngài đã thành Phật mười kiếp rồi. Điều này chứng
minh Ngài đã tiếp dẫn không bỏ sót một ai đã niệm danh
hiệu Ngài), Niệm Phật là chuyện mình phải làm” (vậy thì
bổn phận của mình là làm thế nào để trước giờ phút lâm
chung mình niệm được danh hiệu của Ngài, để được Ngài
tiếp dẫn vãng sanh, hãy đọc sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm
Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh).
4- Nghiệp theo mình như bóng theo hình. Chúng sanh thời
mạt pháp nầy không một ai diệt được hết nghiệp. Bởi vậy
đức Từ Phụ đại từ đại bi cho phép mình mang nghiệp theo
vãng sanh (Đới nghiệp vãng sanh).
5- Tuy rằng vãng sanh còn mang nhiều ác nghiệp, nhưng
nhờ sức gia hộ của đức Từ phụ Di Đà nên nghiệp nhân bị
nhận chìm không có cơ duyên trổ quả. Mặc khác, vãng
sanh liền đạt bất thối chuyển, nhờ vậy không nghiệp gì
ngăn ngại được mà tiến tu mãi cho đến khi thành Phật.

Câu hỏi 118. Nghiệp nặng sợ không được vãng sanh.
Bạch Thầy, con trên 70 tuổi, nhờ đọc được hai quyển sách
Thầy viết, nên con mới biết niệm Phật mấy tháng nay thôi.
Cả đời con làm nghề đánh cá, tội sát sanh quá nặng. Tham
sân cũng đầy mình. Lại nữa con tuổi già sức yếu, đủ thứ
bệnh, hằng ngày không niệm Phật được nhiều, lại mới biết
niệm Phật mấy tháng nay thôi, mà cái chết đã gần kề. Con
sợ mình tội quá nặng mà công phu niệm Phật quá ít, Phật sẽ
không rước con vãng sanh. Bây giờ con phải làm sao?.

Đáp:
A- Giải nghi
Tông chủ Từ Chiếu đại sư dạy: “Người niệm Phật lúc sắp
lâm chung, nếu có nghi ngờ ba điều sau đây thì không được
vãng sanh Cực Lạc”.
1. “Nghi từ lúc tôi sinh ra đến giờ tạo nghiệp rất nặng, còn
việc tu hành rất ít, e không được vãng sanh”. Sơ Tổ Tịnh
Độ Tông Nhật Bản Pháp nhiên Thượng nhơn dạy:
-“Hạnh tuy ít xin chớ nghi, một niệm (kinh Quán Vô Lượng
Thọ), mười niệm (Nguyện thứ 18 kinh Vô Lượng Thọ) đã
đủ”.
-“Tuy tội chướng xin chớ nghi, dù tội nặng cũng được cứu”
(Đới nghiệp vãng sanh). Quán kinh dạy: “Niệm Phật một
câu, diệt tám mươi ức kiếp trọng tội sanh tử”. Vậy đạo hữu
niệm một ngày, một tháng, một năm bao nhiêu câu, hiểu
vậy thì tội dù nhiều đều được tiêu trừ, dù tiêu trừ chưa hết,
vẫn được mang tội theo mà vãng sanh gọi là “Đới nghiệp
vãng sanh”.
2. “Nghi tôi còn thiếu nợ người, hoăc có tâm nguyện chưa
làm xong; tham, sân, si chưa dứt, e không được vãng sanh”.
Dứt hết tham, sân, si thì đắc quả A La Hán rồi. Thời mạt
pháp này, phàm phu chúng ta chẳng một ai làm nổi. Chúng
ta được phép mang những thứ đó theo mình mà vãng sanh
gọi là “Đới nghiệp vãng sanh”.
3. “Nghi tôi niệm Phật Di Đà, nhưng lúc lâm chung e Phật
không đến tiếp dẫn”. Sơ Tổ Tịnh Độ Tông Nhật Bản Pháp
nhiên Thượng nhơn dạy: “Vãng sanh là chuyện của Phật
làm, niệm Phật là chuyện của minh phải làm”.”Vãng sanh
là chuyện của Phật làm”, vì nếu mình niệm danh hiệu Ngài
mà ngài không tiếp dẫn mình vãng sanh thì Ngài trái với lời
nguyện thứ 18, Ngài đâu thành Phật. Kinh A Di Đà nói
Ngài đã thành Phật 10 kiếp rồi (một tiểu kiếp là 16.798.000
năm). Chứng tỏ Ngài không nguyện suông, Ngài đã tiếp
dẫn không bỏ sót một ai có niệm danh hiệu Ngài. Có cảm
là có ứng (hữu cầu tất ứng), nhất định Ngài sẽ đến tiếp dẫn
những ai có niệm danh hiệu của Ngài. “Niệm Phật là
chuyện của mình phải làm”. Điều quan trọng ở đây là làm
sao trước giờ phút lâm chung mình tỉnh táo, nhất tâm niệm
danh hiệu Ngài.
Niệm Phật cốt yếu là niệm đúng cách, bằng không dù niệm
mấy chục năm cũng vô ích.
Điển hình trong những khóa Phật thất có những vị chỉ niệm
Phật từ hai đến năm ngày được nhập tâm, niệm đến bảy
ngày đạt Bất Niệm Tự Niệm. Mà đạt Bất Niệm Tự Niệm
thì bảo đảm vãng sanh bất luận tình huống nào. Vì Tạng
thức (Tự tánh, Tâm) thường niệm liên tục, không giây phút
nào ngừng nghỉ, ngay trước giờ phút lâm chung, vẫn có
tiếng niệm, liền được đức Phật tiếp dẫn vãng sanh theo
đúng bổn nguyện của Ngài, (Sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm
Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh và Kệ Niệm Phật của Hòa
thượng Trí Tịnh).

Tóm lại tôi đã lược giảng giải nghi cho đạo hữu, còn gì
nghi ngờ nên điện thoại cho tôi để góp ý thêm. Kinh nói
nếu hành giả còn một tý nghi ngờ gì, dù được vãng sanh
vẫn lạc vào Biên Địa, nơi đây không được thấy Phật, không
được nghe pháp và không được đi cúng dường chư Phật ở
mười phương. Năm trăm năm sau hết nghi mới được sanh
vào ba bậc chín phẩm.
B- Thực hành
1. Chánh hạnh
(Tuyển Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập- Phẩm hai- Hai
Hạnh -Pháp Nhiên Thượng nhơn)
– Buông xả vạn duyên, tinh tấn, chuyên cần Lão thật niệm
Phật, Niệm Phật theo máy (Tịnh Độ Thực Hành Vấn Đáp
– Phần Thực hành, câu đáp số 31 và 46),
– Lập thời khóa hành trì mỗi ngày tại nhà. Kiên trì, tinh
tấn hành trì như pháp, đúng thời khóa đã định, không bỏ
sót một thời khóa nào cả,
– Tích cực tham dự khóa tu Phật thất của chùa, vì đây là
cơ duyên tốt nhất để niệm Phật được nhập tâm và đạt Bất
Niệm Tự Niệm.
2. Trợ `hạnh
– Trì giới, ăn chay, phóng sanh.
– Tu tâm dưỡng tánh.
– Lánh ác, làm lành, giữ tâm ý trong sạch.

Câu hỏi 119. Niệm Phật một cách tự nhiên không trụ vào
đâu cả. Cách đây 8 tháng con tu niệm Phật tâm ý, lúc đầu có niệm
Phật nguyên chất sau đó con niệm bằng nhạc, câu thánh
hiệu Nam Mô A Di Đà Phật vẫn chạy ở trong đầu, do sự
chấp ngã của con, con niệm lại nguyên chất thì thấy trong
đầu cái vòng chạy không còn xoay trên đỉnh đầu nữa, chỉ
còn chạy ngang tầm trán và chạy rất nhanh khi nhắm mắt,
còn mở mắt ra thì không còn chạy nữa, câu Phật hiệu nhỏ
dần, bây giờ con đưa vòng xoay lên đỉnh đầu thì không
được, con không biết phải làm sao, xin quý Thầy giúp cho
con.

Đáp:
Niệm Phật mà trụ ở đâu, máu sẽ tụ về đó, do vậy, nếu trụ ở
đầu sẽ bị nhức đầu. Không trụ vào đâu cả mà niệm một
cách tự nhiên như nói chuyện vậy.

Câu hỏi 120: Có phải vừa tu Giới Hạnh vừa tu Đạo Hạnh
thì mới được vãng sanh?
Có người nói người tu giới hạnh, đạo hạnh phải vẹn toàn
mới được vãng sanh, như vậy có đúng không Thầy? Nếu
không thì phải tu cách nào để bảo đảm được vãng sanh,
thưa Thầy?
Đáp:
A- Không đúng.
Trong sách Niệm Phật Tông Yếu, Sơ Tổ Tịnh Độ Tông
Nhật Bản Pháp Nhiên Thượng Nhơn nói:

1. Tu Thánh – đạo môn thì tột cùng trí tuệ để lìa sinh tử
(giãi thoát). Bởi thế hướng về Thánh – đạo môn thì phải
trau dồi trí tuệ, gìn giữ giới cấm, rèn luyện tâm tánh (đạo
hạnh) làm tông chỉ.
2. Tu Tịnh độ môn thì trở lại ngu si mà vãng sanh. Vì vậy
bước vào Tịnh độ môn thì chẳng dựa vào trí tuệ, chẳng lo
tròn đạo hạnh, chẳng cần điều hòa tâm tánh, mà chỉ tự thấy
mình là người vô năng, vô trí, cần nương vào Di Đà bổn
nguyện mà niệm Phật cầu vãng sanh.
3. Tuy tam học “Giới Định Huệ” hoàn toàn đầy đủ nhưng
nếu không tu Bổn Nguyện niệm Phật thì không được vãng
sanh. Tuy không có “Giới Định Huệ” mà một mực xưng
danh thì chắc chắn được vãng sanh.
4. Ngoài niệm Phật tất cả hạnh khác đều chẳng phải bổn
nguyện của Đức Phật A Di Đà, bởi vậy tuy là diệu hạnh
cũng không bằng niệm Phật. Hạnh niệm Phật siêu hơn các
hạnh.
5. Người niệm Phật dù không có chút thiện gì khác đi nữa,
vẫn chắc chắn được vãng sanh.
6. Chẳng kể là phá giới hay giữ giới, giàu hay nghèo, căn
cơ cao hay thấp. Hễ xưng danh hiệu của Ngài (Phật A Di
Đà) thì như gạch ngói biến thành vàng ròng. Ngài nhất định
lai nghinh (tiếp dẫn). Đó là THỆ NGUYỆN của Đức Phật
A Di Đà.
7. Yếu đạo để ra khỏi sanh tử, không gì hơn vãng sanh
Tịnh độ. Hạnh tu vãng sanh Tịnh độ tuy nhiều, không gì
hơn xưng danh. Vì đó là hạnh của Di Đà bổn nguyện.

8. Chỉ biết rằng: Bổn nguyện của đức Phật A Di Đà chẳng
hư dối, hễ xưng niệm danh hiệu của Ngài thì nhất định
được vãng sanh.
9. Vãng sanh là chuyện của Phật làm. Niệm Phật là chuyện
mình làm. Chỉ cần xưng danh để chờ Phật lai nghinh (tiếp
dẫn). Chuyện Ngài lại nghinh tiếp dẫn những người xưng
danh (hiệu Phật) là bổn nguyện của Ngài.
Muốn mau lìa sanh tử: trong hai loại thắng pháp. Bỏ qua
Thánh đạo môn mà vào Tịnh độ môn.
Muốn vào Tịnh độ môn: Trong hai hạnh Chánh, Tạp.
Hãy bỏ Tạp hạnh mà quay về Chánh hạnh.
Muốn tu nơi Chánh hạnh: Trong hai Chánh Trợ nghiệp,
Chớ dính nơi trợ nghiệp, hãy nên chuyên Chánh định.
Chuyên tu Chánh định nghiệp tức là xưng Phật danh.
Xưng danh tức vãng sanh. Bởi do Phật bổn nguyện.
B- Tóm lại hành giả Tịnh độ.
1. Không cần quan tâm (chớ dính nơi trợ nghiệp) nhiều đến
tất cả các hạnh khác ngoài hạnh niệm Phật;
2. Chuyên tâm nhất ý Chuyên tu Chánh định nghiệp (duy
nhất chỉ “niệm Phật không xen tạp không gián đoạn”,
không hành bất cứ hạnh nào khác) theo đúng lời chỉ dạy
của Nhị Tổ Thiện Đạo đại sư nêu trong sách Tuyển Trạch
Bổn Nguyện Niệm Phật Tập (Chương hai- Hai hạnh);
3. Muốn được bảo đảm vãng sanh bất luận tình huống nào,
niệm Phật phải đạt Bất Niệm Tự Niệm (sách: Hương Quê
Cực Lạc, Kệ Niệm Phật, Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm
Bảo Đảm Vãng Sanh).
Trich Sach La Thu Cuc Lac

Thich MinhTue

Viết một bình luận