Đừng để dính mắc vào bất cứ gì cả

 

160.Đừng để dính mắc vào bất cứ gì cả

Hỏi: Đức  Phật dạy chúng ta trên bước dường tu học đừng để dính mắc vào bất cứ gì cả. Vậy chúng ta phải  tu tập như thế nào ?

Đáp: Bởi vì dính mắc vào bất cứ gì đều là sự trói buộc và đem lại đau khổ. Đức Phật là người chẳng hề dính mắc vào bất cứ gì. Ngài chỉ dạy sự thực hành buông xả. Tăng đoàn của Ngài từ thời xưa cho đến thời nay đều thực hành sự chẳng để dính mắc. Để thực hành điều này, Ngài chỉ dạy như sau:

“Khi mắt thấy một vật, chỉ thấy vật ấy. Khi tai nghe một tiếng, chỉ nghe tiếng ấy. Khi mũi ngủi một mùi, chỉ ngửi mùi ấy. Khi lưỡi nếm món gì, chỉ nếm món đó. Khi có cảm xúc trên da hay trên thân, chỉ biết đến cảm xúc ấy. Và khi một ý nghĩ, một đối tượng tâm linh, khởi lên trong tâm, như một tư tưởng xấu chẳng hạn, chỉ biết tư tưởng ấy.”

Điều này có nghĩa là không nên để cho tư tưởng phân biệt xấu, tốt, ưa thích hay ghét bỏ sanh khởi. Ưa thích cái gì có nghĩa là ham muốn cái ấy, không ưa thích cái gì có nghĩa là ghét bỏ cái ấy. Ham muốn hay ghét bỏ đều là ô nhiễm phát sinh từ tham, sân và si. Không để các ô nhiễm này trong tâm dấy lên, tức là không dính mắc. Không khai sinh thêm “người thương” hay “kẻ ghét” đấy là không dính mắc. Thực hành được điều này sẽ mang lại an lạc và hạnh phúc.

Đây là một pháp hành rất gọn và thẳng tắp, được cho là tuyệt hảo. Nếu còn dính mắc, ngay cả vào điều lành, ngay cả vào ý niệm “đừng dính mắc” này là trong tâm sẽ dấy lên tư tưởng nhiễm ô và tâm liền trở nên bất tịnh. Dính mắc vào bất cứ gì là mang gánh nặng trên mình. Dù gánh bên vai hay đội trên đầu một bao vàng bạc kim cương đá quý cũng nặng y như đang vác một bao cát đá. Vậy thì, theo lời Phật dạy, đừng mang cát đá, cũng đừng mang vàng bạc. Hãy buông chúng xuống. Đừng để bất cứ vật gì dù nặng hay nhẹ trên đầu (đầu, ở đây, có nghĩa là tâm thức). Hãy vô sở trụ. Thanh lọc tâm ý cũng chính là nghĩa đó. Thứ nhứt tránh việc ác, thứ hai siêng làm lành, còn thứ ba là thanh lọc tâm ý, đó là lời dạy của chư Phật.

Nhận Định: Tu tổng quát đúng là như thế. Tu Tịnh độ thì có khác đi. Hành giả Tịnh độ chúng ta không dính mắc vào ngũ dục (danh, tài, sắc, thực ,thùy} , lục trấn  { sắc, thinh, hương,vị, xúc, pháp}, nhưng chúng ta, suốt đời,  ngày đêm 24/24 bám chặc, dính chặc vào thánh hiệu Di Đà, không giây phát, lảng quên. Nghĩa là chúng ta niệm danh hiệu Di Đà từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, liên tục không ngừng nghĩ, không xen tạp không gián đoạn. Được vậy mới bảo đảm vãng sanh sanh Cực Lạc thành Phật độ chúng sanh. Nam Mô A Di Đà Phật./.

Tâm Diệu

Thích Minh Tuệ

Viết một bình luận