Niệm Phật Chắc Vãng Sanh

 4.NIỆM PHẬT CHẮC CHẮN VÃNG SANH

Niệm Phật chắc chắn vãng sanh

 NIỆM PHẬT CHẮC CHẮN VÃNG SAN

Niệm Phật chắc chắn vãng sanh

  1. Mười niệm vãng sanh

Trong Ấn Quang Đại sư toàn tập, phần “Vĩnh tư tập’, cư sĩ Vương Bách Linh có một đoạn tự thuật như sau:
Mùa đông năm Dân Quốc thứ hai mươi lăm, một lần tôi thổ huyết rất nhiều, khi ấy mạng sống chỉ còn trong hơi thở. Tuy nhiên, khi xét lại tâm mình thì tôi thấy, một là không hoang mang, hai là không sợ hãi, chỉ đáng tiếc là việc niệm Phật vẫn chưa được tốt.
Sau khi khỏi bệnh, tôi cùng với người bạn là một vị tăng đến Giang Tô, Triết Giang hành hương lễ Phật. Đến Tô Châu đảnh lễ Sư rồi trình bày về bệnh tình nguy kịch cũng như tâm trạng của mình. Sư nghe xong liền quát lớn:
Nếu ông nghĩ như vậy, thì không đến được Tây Phương đâu! Niệm như thế nào mới gọi là tốt, mười niệm vãng sanh

Có vị cư sĩ họ Vương, vào mùa đông năm Dân Quốc thứ hai mươi lăm (1936), một lần bỗng thổ ra nhiều huyết, mạng sống chỉ còn chút hơi thoi thóp, có thể chết bất cứ lúc nào. Khi ấy, tâm trạng của ông ra sao? Ông ta không hoang mang rối loạn, cũng chẳng sợ hãi.
Thông thường con người khi lâm chung, tâm thường sẽ bị chi phối nhiều bề, tinh thần không làm chủ được, đường trước mờ mịt, không nơi nương tựa. Nhưng tất cả những trạng thái ấy, vị cư sĩ này đều không gặp phải. Ngược lại, ông ta rất bình tĩnh. Ông chỉ băn khoăn một điều là tuy hàng ngày mình niệm ‘Nam mô A-di-đà Phật’ nhưng chưa được tịnh niệm tương tục, vẫn còn vọng tưởng xen tạp.
Sau khi khỏi bệnh, ông cùng với một vị tăng đến Giang Tô, Triết Giang hành hương lễ Phật. Không biết lúc này Đại sư Ấn Quang đang bế quan trong chùa Báo Quốc ở Tô Châu hay ở chùa trên núi Linh Nham. Cuối cùng, ông ta đến Tô Châu đảnh lễ Đại sư Ấn Quang rồi trình bày về bệnh tình cũng như tâm trạng của mình. Đại sư Ấn Quang nghe xong, lập tức quát:
– Nếu như ông còn ôm khư khư cái thứ quan niệm này, thì e rằng không thể vãng sanh được!
Niệm Phật như thế nào mới gọi là tốt?
– Mười niệm đã đủ để vãng sanh, sao lại có chuyện niệm tốt với không tốt? Huống hồ ông niệm Phật đâu phải chỉ có mười niệm.

Trong Quán kinh phần ‘Hạ phẩm hạ sanh’ nói: “Đầy đủ mười niệm”.

Chúng ta niệm Phật đều hơn mười niệm, hiện tại đã là người niệm Phật thì đương nhiên chúng ta sẽ vãng sanh.
Chúng ta phải điều chỉnh tâm thái của mình, biết rằng mình chỉ là kẻ hạ phẩm hạ sanh khi lâm chung, cho nên hiện tại chỉ cần niệm Phật ‘cho đến mười niệm’.

  1. Thí dụ ‘Tảng đá lớn nhờ thuyền’

Kinh Na Tiên tỳ-kheo có một thí dụ ‘Tảng đá lớn nhờ thuyền’.
Có vị quốc vương đến gặp một vị A-la-hán xin được chỉ dạy Phật pháp. Quốc vương hỏi vị A-la-hán:

– Nếu có người suốt đời không có duyên gặp Phật pháp, không biết học đạo tu hành, cũng không gặp được thiện duyên để hành thiện tích đức, trái lại chỉ gặp người ác, cảnh xấu, nên người đó cả đời tạo nhiều nghiệp ác như: Thập ác, ngũ nghịch, phỉ báng chánh pháp, không biết hổ thẹn. Lẽ ra người đó phải đọa vào địa ngục A-tỳ.

Thế nhưng, khi lâm chung, nếu người ấy khởi tâm niệm mấy câu Phật hiệu thì có thể thoát khỏi nghiệp địa ngục mà vãng sanh Tịnh độ, tôi không tin là có đạo lý này.

Vị quốc vương lại nói:

– Có người, bình sanh chỉ sát hại một sinh mạng, sau khi chết phải đọa vào địa ngục, tôi cũng không tin lại có thứ đạo lý này.

Vị A-la-hán nghe quốc vương nói xong thì ung dung hỏi:

– Nếu đại vương đem thả một viên đá nhỏ trên mặt nước thì nó nổi hay chìm?

Quốc vương đáp:

– Đương nhiên là chìm, vì đã là đá thì bất kể to hay nhỏ, nếu thả xuống nước thì nó đều chìm đến đáy.

Vị A-la-hán lại hỏi:

– Nếu để một trăm hòn đá lên trên thuyền thì nó có chìm không?

Quốc vương đáp:

– Đương nhiên là không chìm, bởi vì nó được đặt lên trên thuyền.

Vị A-la-hán liền nói:

– Lý đạo cũng như vậy. Một người cả đời làm nhiều việc ác, tội nghiệp vô cùng sâu nặng, cũng giống như một trăm hòn đá kia, lẽ ra nhất định phải chìm xuống tận đáy nước, nổi là việc không bao giờ có. Thế nhưng, khi lâm chung nếu người ấy niệm Phật, nương vào nguyện lực từ bi cứu độ của Phật thì sẽ thoát khỏi tội đọa vào địa ngục A-tỳ, cũng giống như để một trăm hòn đá lớn lên trên thuyền cũng không thể chìm được.

Còn một người cả đời chỉ sát hại một sinh mạng, tội nghiệp như thế không phải là nặng, nhưng vì người này không nương tựa vào sức cứu độ của Phật, cho nên theo nghiệp lực mình đã tạo mà phải đọa vào địa ngục. Cũng giống như viên đá tuy nhỏ, nhưng nếu không được để lên thuyền thì rốt cuộc cũng bị chìm xuống đáy biển.

Quốc vương nghe xong thí dụ này liền hoát nhiên đại ngộ, từ đó tin tưởng niệm Phật có thể vãng sanh Tịnh độ.
Thế giới Ta-bà còn gọi là ‘đời ác ngũ trược’. Chúng sanh trong cõi này trong tâm đều chất đầy chủng tử nghiệp lực tham, sân, si, mạn, nghi, chỉ khác là có người thiện nhiều ác ít, có người ác nhiều thiện ít, thậm chí có người suốt đời chỉ tạo ác chưa từng hành thiện tích đức.

Thế nhưng, tuyệt đối không hề có người nào cả đời chỉ hành thiện, tích đức mà chưa từng làm qua việc xấu. Thế nên, sở dĩ chúng sanh sanh ra ở thế giới Ta-bà này là đều do cùng có cộng nghiệp, cùng một bản chất.

Cho nên, chúng ta là người học Phật, nhất là người tu học pháp môn Tịnh Độ, phải tự thấy mình là một chúng sanh tội ác, sống trong đời ác ngũ trược, cũng giống như thí dụ hòn đá lớn vừa nói ban nãy. Nhất định phải nương vào thuyền bản nguyện của Đức Phật A-di-đà thì mới có thể từ bờ sanh tử bên này, vượt qua biển khổ lục đạo tới bờ Niết-bàn bên kia được.

Bất luận là người nào, bất kể tu pháp môn gì, nếu không nương vào Phật lực thì cũng đều giống như viên đá, cuối cùng sẽ chìm xuống đáy biển, tiếp tục luân hồi.

 3 Chân thật phát nguyện vãng sanh, chuyên xưng danh hiệu Phật, hoa sen ở Tịnh độ hiện

Lại nữa:

Chân nguyện vãng sanh, chuyên xưng Phật danh, kỳ tâm quyết định, Tịnh độ liên hoa, hiện kỳ sắc tướng.

 Chân thật phát nguyện vãng sanh, chuyên xưng danh hiệu Phật, tâm ấy vừa quyết định thì hoa sen ở Tịnh độ hiện ra.
‘Chân nguyện vãng sanh’, nghĩa là từ trong tâm chân thật phát nguyện vãng sanh về cõi Tịnh độ của Đức Phật A-di-đà, chứ không phải chỉ nói suông ở cửa miệng mà thôi. Nếu hiện tại phát nguyện vãng sanh, nhưng lúc lâm chung nếu bị chồng hoặc vợ lưu luyến, liền nói:

– Khi tôi đi theo Đức Phật A-di-đà rồi, không biết vợ tôi sẽ thế nào? Chồng tôi sẽ ra sao?

Đó không phải là chân thật phát nguyện vãng sanh.

Cho nên, người tu Tịnh độ chuyên xưng danh niệm Phật, nếu tâm quyết định thì quyết định được vãng sanh; tâm không quyết định thì việc vãng sanh sẽ không quyết định. Nếu tâm người ấy quyết định, thì ngay khi đó ở thế giới Cực Lạc, hoa sen của chúng ta liền xuất hiện. Không những thế, trên hoa sen còn ghi rõ họ tên và hình ảnh của chúng ta. Do đó, tuy thân chúng ta còn ở Ta-bà, nhưng hình ảnh của chúng ta đã ở trong hoa sen trên cõi Cực Lạc rồi.

Lệ như Tu-đạt, tương tạo Kì viên, tâm quyết định thời, ư hư không trung, hiện thiên cung điện.

Thí như trưởng giả Tu-đạt, lúc sắp xây dựng tinh xá Kì viên, khi trong tâm ông vừa quyết định thì trên hư không liền xuất hiện cung điện.

Đây là một đoạn điển cố: Thời xưa ở Ấn Độ, có một vị trưởng giả tên là Tu-đạt phát tâm lấy vàng trải khắp trên đất, rồi lấy đất này xây dựng tinh xá Kì viên cúng dường

cho Đức Phật Thích-ca-mâu-ni. Ông cùng với ngài Xá-lợi-phất đo diện tích đất để làm giảng đường. Hai người trù tính nó phải lớn thế nào, dài bao nhiêu, rộng thế nào và hình thức ra sao. Trong lúc đang đo đạc, ngài Xá-lợi-phất bất tri bất giác cảm động sự phát tâm của trưởng giả Tu-đạt.

Ngài nói:

Trưởng giả Tu-đạt! Nay ông đã phát tâm, ông có muốn biết rõ về công đức của mình như thế nào không?

Sau đó, ngài Xá-lợi-phất lấy ngón tay chỉ lên hư không, trong khoảng sát-na, ở mỗi tầng trời cõi Lục Dục đều hiện ra cung điện để trưởng giả Tu-đạt có thể sanh về đó. Tinh xá Kì viên vẫn chưa xây! Mới chỉ đo đạc thôi mà quả báo của trưởng giả Tu-đạt đã thành tựu rồi.

Trưởng giả Tu-đạt nói:

– Chao ôi, thưa Tôn giả! Nhiều như vậy thì rốt cuộc về tầng trời nào mới tốt?

Ngài Xá-lợi-phất nói:

– Ba tầng trời phía dưới đều hưởng dục lạc, hai tầng trời phía trên thì kiêu mạn, chỉ có tầng trời thứ tư (trời Đâu-suất) có Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ giảng kinh thuyết pháp, cho nên người sanh về đó vẫn còn có thể tiếp tục tu hành.

Trưởng giả Tu-đạt nói:

– Vậy thì con muốn sanh về cung trời Đâu-suất!

Khi ông vừa khởi lên tâm niệm này thì chỉ trong nháy mắt, tất cả cung điện của các cõi trời khác đều ẩn hết, chỉ còn lại cung điện của trời Đâu-suất.

Nhân quả là như vậy, cho nên nói: ‘Thiện có thiện báo, ác có ác báo’. Chúng ta cũng vậy, vừa khởi một niệm muốn vãng sanh, thì ở thế giới Cực Lạc đã có hoa sen của chúng ta rồi

  1. Phát nguyện vãng sanh là sự kết tinh của trí huệ

Triều Tống, có một vị xuất gia nổi tiếng, cũng là một vị cao tăng thời bấy giờ, đó là Luật sư Nguyên Chiếu. Ngài xuất gia từ thuở nhỏ, là người tinh nghiêm giới luật, học vấn uyên bác, trí huệ hơn người.

Một lần, ngài đọc được hành trạng của Thiền sư Huệ Bố, thời đại Bắc Triều. Bản thân Thiền sư Huệ Bố là người tu trì rất nghiêm cẩn, rất thanh tịnh. Thiền sư cho rằng, vãng sanh về thế giới Cực Lạc là để hưởng lạc, chẳng bằng phát tâm đại bi ở trong tam ác đạo cứu độ các chúng sanh thống khổ. Đó chẳng phải là phù hợp với bản hoài của Đức Phật Thích-ca-mâu-ni và phù hợp với ý nghĩa của việc học Phật sao? Luật sư Nguyên Chiếu bị ảnh hưởng khi đọc đến đoạn văn này. Ngài cũng phát nguyện không vãng sanh về thế giới Cực Lạc, mà ở trong tam ác đạo để cứu độ chúng sanh.

Từ đó về sau, hễ thấy người niệm Phật cầu vãng sanh Cực Lạc là ngài hủy báng, coi thường, cho những người này là trốn tránh, là Tiểu thừa.

Rồi một ngày, ngài lâm trọng bệnh, đau đớn vô cùng, thần thức mờ mờ mịt mịt. Khi ấy, ngài không có cách nào khởi được tâm đại bi, cũng không có biện pháp nào tư duy được nghĩa không bất tăng bất giảm. Lúc này, ngài mới phát hiện ra rằng, cái gọi là ‘tâm nguyện’ từ bấy lâu nay của mình, thực ra là vô cùng mỏng manh, hời hợt.

Quan niệm ấy không phù hợp với căn cơ của mình. Pháp không hợp cơ, giả sử lúc đó mình chết, không biết rồi sẽ đi đâu?

Sau khi khỏi bệnh, ngài vô cùng ăn năn, dốc lòng sám hối những quan niệm trước kia của mình. Về sau, ngài đọc được tác phẩm Tịnh độ thập nghi luận của Đại sư Trí Giả tông Thiên Thai, trong đó nói: “Bồ-tát sơ phát tâm, chưa đắc Vô sanh pháp nhẫn, vẫn cần phải luôn luôn ở bên Phật”.

Ý của câu văn này nghĩa là, cần phải vãng sanh về thế giới Cực Lạc trước để được thân cận Đức Phật A-di-đà. Như thế, chẳng những không bị thoái chuyển mà còn tiến dần lên quả vị Phật.

Lại nữa, trong Tịnh độ thập nghi luận nói: “Phàm phu đầy phiền não, mặc dù có tâm đại bi, muốn phát nguyện ở thế giới Ta-bà cứu độ chúng sanh thống khổ, nhưng việc này không thể làm được. Giống như đứa trẻ sơ sanh, cần phải được chăm sóc tốt. Nếu rời cha mẹ, đứa trẻ không thể nào trưởng thành được mà có thể sẽ chết; hoặc giống như con chim non, nhất định phải nương vào cành cây, không thể đem tung nó lên bầu trời như con chim đã trưởng thành được

Luật sư Nguyên Chiếu vô cùng tán thành, ngài biết quan niệm của mình là sai lầm, liền vứt bỏ hết những sở học trước đây. Từ đó về sau, ngài chuyên đọc kinh luận Tịnh độ, chuyên niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà, trọn đời chẳng dám xa rời pháp môn này.

Về sau, ngài lại đọc được lời khai thị của Đại sư Thiện Đạo: “Phàm người chuyên tu niệm Phật, mười người tu mười người vãng sanh, trăm người tu trăm người vãng sanh; nhưng nếu tạp tu thì e rằng trong trăm người chẳng được một, hai người vãng sanh, trong nghìn người chẳng có được năm, ba người vãng sanh”.

Luật sư Nguyên Chiếu liền y cứ vào lời khai thị của Đại sư Thiện Đạo, chuyên niệm một câu ‘Nam-mô A-di-đà Phật’.
Bởi thế, cho nên nói: Chuyên niệm câu ‘Nam-mô A-di-đà Phật’ cầu vãng sanh Cực Lạc là sự kết tinh trí huệ một đời học Phật của Luật sư Nguyên Chiếu.

Quan điểm về giá trị của người học Phật và người thế tục không giống nhau. Người thế tục thường đem việc kiếm tiền nhiều hay ít, địa vị thế nào, học vấn ra sao ra để đánh giá, nhưng tiêu chuẩn của người học Phật thì ngược lại.

Người học Phật thường nói: Phải biết có nhân quả báo ứng, lục đạo luân hồi, coi việc giải thoát sanh tử luân hồi là việc tối trọng yếu của đời người. Như thế, dẫu cho không được học hành, cũng chẳng biết chữ nhưng Đức Phật Thích-ca cũng khen ngợi đó là người có trí huệ. Bằng không, dù cho có vài cái bằng học vị tiến sĩ loại giỏi, Đức Phật cũng bảo người đó là kẻ ngu si.

1 Phải nên phát nguyện, nguyện sanh về cõi nước kia

  1. Phải nên phát nguyện, nguyện sanh về thế giới Cực Lạc

Tông chỉ của kinh A-di-đà là khuyên chúng ta nên vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Chẳng những Đức Phật A-di-đà là giáo chủ của thế giới Cực Lạc mà Ngài còn thành Phật đến nay đã mười kiếp. Ngài luôn luôn duỗi tay mời gọi, van xin chúng ta hãy để Ngài cứu độ về thế giới Cực Lạc. Trong nhiều bộ kinh, Đức Phật Thích-ca-mâu-ni cũng khuyên nhủ chúng ta nhất định phải phát nguyện vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Thí như kinh A-di-đà là bộ kinh rất ngắn, chỉ có một nghìn tám trăm năm mươi tám chữ, nhưng có tới ba lần Đức Phật Thích-ca-mâu-ni ân cần, khẩn thiết khuyên chúng ta nhất định phải vãng sanh về thế giới Cực Lạc.

Đoạn thứ nhất, khuyên vãng sanh:

Chúng sanh văn giả, ưng đương phát nguyện, nguyện sanh bỉ quốc.

Chúng sanh nghe rồi, phải nên phát nguyện sanh về cõi nước kia.

Đoạn thứ hai:

Văn thị thuyết giả, ưng đương phát nguyện, sanh bỉ quốc độ.

Nghe lời ấy rồi, phải nên phát nguyện, sanh về cõi nước kia.

Đoạn thứ ba:

Còn tiếp

Trích Bản Nguyện Niệm Phật

Thích Minh Tuệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Viết một bình luận