Van Dap Tinh Do 21

 

220.Van Dap Tinh Do 21

111-15- Hỏi: Tại sao Phật giáo có nhiều Tông phái vậy?

Đáp: Ví như đường có nhiều loại như: đường vàng, đường trắng, đường kết tinh, đường cục (táng), đường cát, đường phèn…, nhưng tất cả đều là đường, duy có một vị ngọt. Nó được sản xuất thành nhiều hình thức khác nhau, để tùy ý thích mỗi người mà xử dụng khác nhau. Phật giáo cũng thế, Phật giáo Nguyên thủy, Tịnh Độ tông, Thiền tông, Mật tông… nhưng tất cả đều là Phật giáo, chỉ có một mục đích duy nhất là giác ngộ giải thoát. Có vậy để đáp ứng căn tánh sai biệt của chúng sanh, có nền văn hóa khác nhau và ở mỗi thời đại khác nhau.

Vãng Sanh Tức Thành Phật

112.16- Hỏi: Vì sao Thầy tu Tịnh Độ?

Đáp: Đầu tiên là tôi tu Thiền, tinh tấn hành trì một thời gian không thấy kết quả. Tôi bỏ Thiền, chuyển sang tu Tịnh Độ vì lý do sau:

 

1- Pháp môn Tịnh Độ hợp thời cơ.

  1. Tượng Pháp Quyết Nghi Kinh dạy: “Sau khi Phật diệt độ là thời chánh pháp trong năm trăm năm trì giới kiên cố. Thời tượng pháp một ngàn năm kế tiếp thiền định kiên cố. Thời mạt pháp một muôn năm niệm Phật kiên cố”. Kiên cố nghĩa là thĐức Thế Tôn nhập Niết Bàn nay đã hơn hai ngàn năm trăm năm mươi lăm năm (2555). Như vậy, hiện ta đi vào thời mạt pháp hơn một ngàn năm rồi, mà càng đi sâu vào thời mạt pháp thì đức trí chúng sanh càng hạ liệt, nên tu các pháp môn khác rất khó chứng đắc.
  2. Kinh Đại Tập dạy: “Đời mạt pháp ức ức người tu hành, hiếm có một người đắc đạo. Chỉ có nương vào niệm Phật mới thoát khỏi sanhTổ thứ mười ba Ấn Quang đại sư dạy: “Cửu pháp giới chúng sanh lìa pháp môn này (Tịnh Độ) thì trên chẳng thể viên thành Phật đạo. Mười phương chư Phật bỏ pháp môn này (Tịnh Độ) thì dưới chẳng thể lợi khắp quần san

2- Pháp môn Tịnh Độ dễ tu.

Vì mọi người, mọi nơi, mọi lúc, mọi hoàn cảnh đều niệm Phật được.

Vì giản dị mà bao trùm các pháp, hiệu quả cao. Chỉ cần niệm sáu hay bốn chữ mà giải thoát sanh tử luân hồi, thành Phật.

Tổ Liên Trì dạy: “Một câu A Di Đà Phật gồm hết tám giáo, nhiếp cả năm tông”.

Tổ Trí Húc dạy: “Niệm A Di Đà Phật được thuần thục, thời tam tạng giáo lý gồm trong đó, một nghìn bảy trăm công án cơ quan hướng thượng cũng ở trong đó, ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, tam tụ tịnh giới cũng không ra ngoài câu Phật hiệu”.

3- Pháp môn Tịnh Độ dễ chứng, dễ đắc. 

  1. Tự lực cộng tha lực: Hành giả niệm Phật thuần thục thì trước giờ lâm chung được Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sanh Cực Lạc. (Nguyện thứ mười tám trong Kinh Vô Lượng Thọ)
  2. .Dễ vãng sanh: Chỉ cần khởi ý muốn vãng sanh là được vãng sanh (Kinh Pháp Cổ). Cổ đức dạy: “Nhất cú Di Đà vô biệt niệm, bất lao đàn chỉ đáo Tây Phương”. Tạm dịch là: “Một câu Di Đà không niệm gì khác, không nhọc, khẩy tay đến Phương Tây (Thế giới Cực Lạ
  3. Dễ đắc: Một khi được vãng sanh thì chỉ cần một đời là thành Phật. Kinh Niệm Phật Ba la Mật dạy: “Vãng sanh đồng ý nghĩa với thành Phật, vì vãng sanh tức là thành Phật”.

Vì vãng sanh Cực Lạc dễ thành Phật, nên trên có những Đại Bồ Tát, chư Tổ, dưới thì chúng sanh đều đồng nguyện vãng sanh, và đã vãng sanh nhiều vô số kể.

4- Vì Niệm Phật thành Phật.

Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: “Tất cả chư Phật trong mười phương ba đời (quá khứ, hiện tại và vị lai) đều học pháp niệm Phật, mau chóng chứng đắc đạo giác ngộ giải thoát”. Thế nên biết, chư Phật trong ba đời đều do niệm Phật đƣợc thành Phật.

(Xin đọc sách Niệm Phật Đạt Bất Niệm Tự Niệm Bảo Đảm Vãng Sanh- Phần I)

113.17- Hỏi: Thế nào là cực trọng nghiệp và ảnh hưởng việc tái sanh ra sao? 

Đáp: Cực trọng nghiệp là nghiệp hết sức lớn. Có hai loại: thiện và bất thiện (ác). Người niệm Phật đạt Lý nhất tâm bất loạn là thiện cực trọng nghiệp. Trong lúc thân còn ở Ta-bà mà thần thức đã vãng sanh Cực Lạc như trường hợp Thừa Viễn đại sư, Tổ thứ ba Liên tông. Về thân xác muốn xả bỏ hay lưu giữ là tùy ý, gọi là sinh tử tự tại.

Người phạm tội ngũ nghịch là giết cha, giết mẹ, giết A-la-hán, làm thân Phật ra máu hoặc phá hòa hợp Tăng là ác cực trọng nghiệp. Tội này sa địa ngục

A-tỳ (địa ngục vô gián). Minh Tuệ tôi đã chứng kiến một vị chưa chết mà nửa đêm bị quỷ sứ hành hạ đủ cách.

114.18- Hỏi: Thế nào là tích lũy nghiệp, ảnh hưởng ra sao?

Đáp: Tích lũy nghiệp là nghiệp tích lũy nhiều đời, nhiều kiếp cộng với kiếp hiện tại. Tích lũy nhiều thành cực trọng nghiệp, ít thì thành cận tử nghiệp

11519- Hỏi: Cận tử nghiệp là gì? 

Đáp: Là nghiệp trước giờ lâm chung.

Ngoại trừ cực trọng nghiệp. Cận tử nghiệp quyết định nơi, cõi sẽ tái sinh. 

Cổ đức nói rằng con người trước khi chết, các chủng tử nghiệp đua nhau khởi hiện hành, như cuộn phim chiếu lại cả cuộc đời hoạt động của mình. Chủng tử nào mạnh nhứt (chín mùi) chiêu cảm cảnh giới tương ưng để mình hội nhập (tái sinh) (chủ nợ nào mạnh kéo đi trước).

Hành giả Tịnh Độ hằng ngày niệm Phật là để huân tập chủng tử Phật vào tạng thức, hầu đem lại thành quả từ cao xuống thấp như sau: 

1-Nhất tâm bất loạn (Cực trọng nghiệp) thì tự tại vãng sanh (sống, chết theo ý muốn).

2-Nhập tâm, đạt Bất niệm tự niệm (tích lũy nghiệp) thì bảo đảm vãng sanh, bất luận tình huống nào.

3-Chủng tử khá nhiều, khá mạnh, vừa chín (Cận tử nghiệp) đủ khả năng niệm theo khi được hộ niệm, mới được vãng sanh.

Trich Tinh Do Thuc hanh van dap

Thich Minh Tue

 

 

Viết một bình luận